Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 4 - Cơ chế sinh trưởng của cây và tận dụng nguồn dinh dưỡng dồi dào từ cỏ dại

Ở phần 1 và phần 2, Gotafarm đã chia sẻ tác hại của thuốc diệt cỏ, nguyên nhân và sự lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Ở phần 3, Gotafarm đã chia sẻ về sự khác nhau của hệ vi sinh vật vùng rễ và tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng, trao đổi chất của các loại cây.

Phần 4, Gotafarm sẽ khái quát sơ lược lại cơ chế sinh trưởng của cây và tận dụng nguồn sinh khối cỏ dại bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng.

#nongdankechuyen

1/ Cơ Chế Phát Triển Của Cây Và Hệ Dinh Dưỡng.

Như chúng ta đã biết, hệ thống hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của cây gồm 2 phần là hệ thống dinh dưỡng lá và hệ thống dinh dưỡng rễ. Hai hệ thống dinh dưỡng này luôn vận hành quá trình trao đổi chất qua lại để tạo nên sự tổng hợp hữu cơ cho cây sinh trưởng. Chính vì sự tương quan này nên ta có thể quan sát thấy tán lá phát triển tới đâu thì bộ rễ phát triển tới đó.

- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng nhất định. Có khoảng 16 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây gồm: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo và Cl.

- Nhưng trong đó 3 nguyên tố dinh dưỡng chính chiếm tới 95% trọng lượng khô của cây là C, H, O được cung cấp từ CO2 trong không khí và H2O.

- Các dinh dưỡng còn lại được chia là ba nhóm chính dựa vào như cầu sử dụng của cây trồng: đa lượng (N, P, K); trung lượng (Ca, Mg, S); vi lượng (Fe, Zn, Cu, Mn, B, Mo và Cl).

- Do cấu tạo bộ rễ khác nhau, hệ vi sinh vật vùng rễ của mỗi loại cây cũng khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng của cây đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Vậy nên sự cạnh tranh dinh dưỡng trong đất của cây không nhiều mà hệ vi sinh vùng rễ khác nhau còn hỗ trợ nhau chuyển hoá những chất dinh dưỡng khó hấp thụ.

Vậy sự cạnh tranh lớn nhất của cây là gì?

- Đó chính là ánh sáng. Nhu cầu dinh dưỡng trong đất có thể khác nhau nhưng cây nào cũng cần nhu cầu ánh sáng quang hợp, hấp thụ CO2 và H2O tạo ra Glucose.

- Muốn hấp thụ được nhiều CO2 thì có 2 điều kiện cần là phải có nhiều ánh sáng và vùng tán có nhiều lá được đón sáng.

- Vậy nên cây cạnh tranh nhau rất nhiều ở ánh sáng, tán càng rộng, càng đón được nhiều sáng thì cây càng khoẻ và càng phát triển tốt.

2/ Cỏ Dại Và Sự Kiểm Soát Để Tận Dụng Nguồn Sinh Khối Dồi Dào.

Như những phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy cỏ dại không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây trồng nhiều mà ngược lại, với bộ rễ đa dạng của mình và hệ vi sinh vật vùng rễ, cỏ dại còn giúp phân giải những chất dinh dưỡng khó hấp thụ cho cây trồng, giúp bề mặt đất tơi xốp, thoáng khí hơn cho bộ rễ của cây trồng dễ phát triển. Cỏ dại còn có tác dụng tạo lớp che phủ, giữ ẩm cho bề mặt đất.

Vậy để cho cây trồng phát triển tốt và không bị cỏ dại cạnh tranh thì chúng ta cần kiểm soát độ tranh sáng của cỏ dại với cây trồng. Đảm bảo cho cây trồng được thông thoáng, tán lá có khoảng bung để phát triển.

Trong quá trình kiểm soát cỏ dại, lượng cỏ dại mà chúng ta cắt bỏ chính là nguồn sinh khối tự nhiên bổ sung dinh dưỡng cho đất mà chúng ta được lời từ quá trình quang hợp của cỏ dại.

Để dễ hiểu thì chúng ta có thể thấy, cỏ dại chỉ lấy đi 1 phần nhỏ chất dinh dưỡng trong đất, để chuyển hoá trong quá trình quang hợp, sinh trưởng tạo ra được lượng Glucose lớn hơn rất nhiều. Khi chúng ta cắt bỏ cỏ dại liên tục có kiểm soát sẽ tạo ra một nguồn sinh khối dồi dào. Nguồn sinh khối này sẽ liên tục bổ sung dinh dưỡng cho đất tạo lớp mùn bề mặt cho đất thêm tơi xốp màu mỡ.

Vậy nên việc diệt cỏ dại là chúng ta đã diệt đi bộ máy sản xuất dinh dưỡng bổ sung cho đất. Thay vì diệt cỏ dại, chúng ta hãy tận dụng những lợi ích của cỏ dại để đem lại hiệu quả tốt hơn và hỗ trợ cho cây trồng.

Gotafarm - tổng hợp và chia sẻ.

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 1

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 2

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 3

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 4


Tin tức liên quan

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 2 - Vì lợi nhỏ, bỏ lương tâm
Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 2 - Vì lợi nhỏ, bỏ lương tâm

526 Lượt xem

Tiếp theo câu chuyện Cỏ Dại” phần 1 Gotafarm đã chia sẻ nguyên nhân dẫn đến sự lạm phát sử dụng thuốc diệt cỏ trong hoạt động nông nghiệp.

Phần 2, Gotafarm sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn một góc nhìn khác để trả lời cho câu hỏi: “Có nhiều người biết rõ sự độc hại của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Vậy tại sao họ vẫn sử dụng?”

QUẢ CHAY, NƯỚC CỐT TỪ QUẢ CHAY CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
QUẢ CHAY, NƯỚC CỐT TỪ QUẢ CHAY CÓ CÔNG DỤNG GÌ?

4433 Lượt xem

Cây chay là một loại cây trồng khá phổ biến ở miền quê Bắc Bộ Việt Nam. Hầu hết các bộ phần của cây chay đều có thể sử dụng được trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng cũng như lợi ích sức khoẻ của quả chay. Gotafarm sẽ cùng bạn tìm hiểu xem các thành phần có trong quả chay có tác dụng gì với sức khoẻ cũng như cách chế biến trong món ăn hàng ngày nhé.

Gương mặt nhân sự Gotafarm - Hương Tổng Quản
Gương mặt nhân sự Gotafarm - Hương Tổng Quản

511 Lượt xem

Như bài trước chúng tôi đã giới thiệu về các bà nông dân tại địa phương, đồng hành cùng Gotafarm với các công việc trồng trọt, thu hái ở farm và sơ chế nguyên liệu trong xưởng sản xuất. Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục điểm danh, giới thiệu những gương mặt nhân sự phụ trách từng bộ phận tại Gotafarm.

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 5 - Kiểm Soát Cỏ Dại Như Thế Nào?
Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 5 - Kiểm Soát Cỏ Dại Như Thế Nào?

1039 Lượt xem

Sau 4 phần về câu chuyện Cỏ Dại, Gotafarm đã nêu lên những tác hại của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đối với sức khoẻ con người, môi trường… cũng như chỉ ra những lợi ích, tác dụng của cỏ dại đem lại cho đất và cây trồng.

Cách làm Mật ong lên men từ men gốc Gotafarm
Cách làm Mật ong lên men từ men gốc Gotafarm

4290 Lượt xem

Men gốc Mật ong của Gotafarm gồm 18 chủng lợi khuẩn đường ruột mạnh mẽ, có thể sử dụng trực tiếp với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, hoặc có thể sử dụng như men mồi để làm Mật ong lên men tại nhà. Sau đây Gotafarm sẽ hướng dẫn bạn cách làm Mật ong lên men tại nhà một cách đơn giản.

CHIẾN TRANH NGUỒN NƯỚC
CHIẾN TRANH NGUỒN NƯỚC

533 Lượt xem

Không phải vũ khí hoá học, bom nguyên tử, bom hạt nhân… Không phải vũ khí sinh học, virus, dịch bệnh… Những vũ khí đó chỉ huỷ hoại 1 phần trái đất, 1 phần sự sống hoặc reset lại Trái Đất mà thôi. Cuộc chiến trong tương lai chính là cuộc chiến tranh giành nguồn nước.

TRÀ HOA CÚC CHI (KIM CÚC, CÚC TIẾN VUA) CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG
TRÀ HOA CÚC CHI (KIM CÚC, CÚC TIẾN VUA) CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

1199 Lượt xem

Được biết đến là một loài hoa đẹp, thường được dùng trang trí sân vườn, tiểu cảnh hay chưng tết, hoa Cúc Chi còn là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng hỗ trợ, điều trị và chăm sóc sức khoẻ.

Gotafarm tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc các công dụng và cách dùng trà hoa Cúc Chi.

CHUYỆN NÔNG DÂN KHÔNG NGHỈ LỄ
CHUYỆN NÔNG DÂN KHÔNG NGHỈ LỄ

523 Lượt xem

Ngày Quốc tế Lao động 01/05, ngày cả nước nghỉ lễ, nhưng ở Gotafarm thì có những người không chịu nghỉ lễ.

Câu chuyện Mật Ong: Phần 2 - Chiêu trò thật giả và lương tâm người nuôi mật
Câu chuyện Mật Ong: Phần 2 - Chiêu trò thật giả và lương tâm người nuôi mật

506 Lượt xem

Có lẽ đã qua rồi cái thời mà người ta làm mật giả bằng cách nấu đường cát với phèn chua hay mạch nha, siro. Những phương pháp làm giả này có thể nhận thấy dễ dàng bằng test trực quan như nhỏ mật lên giấy, nhỏ mật vào nước, nhúng dây thép nóng vào mật hay đổ mật lên lòng đỏ trứng gà... Công nghệ chế biến mật giả ngày một tinh vi hơn rất nhiều và lạm dụng cho ong ăn đường, biến tướng từ việc duy trì để giữ đàn ong thành một trong những cách làm mật giả tinh vi phổ biến hiện nay.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng