Câu chuyện Mật Ong: Phần 2 - Chiêu trò thật giả và lương tâm người nuôi mật
Có lẽ đã qua rồi cái thời mà người ta làm mật giả bằng cách nấu đường cát với phèn chua hay mạch nha, siro. Những phương pháp làm giả này có thể nhận thấy dễ dàng bằng test trực quan như nhỏ mật lên giấy, nhỏ mật vào nước, nhúng dây thép nóng vào mật hay đổ mật lên lòng đỏ trứng gà... Công nghệ chế biến mật giả ngày một tinh vi hơn rất nhiều và lạm dụng cho ong ăn đường, biến tướng từ việc duy trì để giữ đàn ong thành một trong những cách làm mật giả tinh vi phổ biến hiện nay.
#nongdankechuyen
Sau khi Gotafarm đăng bài Câu chuyện Mật Ong phần 1 đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là những người nuôi ong lấy mật. Chúng tôi biết rằng một khi nêu lên những điều nhạy cảm này thì sẽ không tránh khỏi những va chạm với những người làm nghề và người kinh doanh mật. Nhưng chúng tôi vẫn giữ vững quan điểm, những gì chúng tôi đưa ra là góp phần tích cực cùng cộng đồng hướng tới một nền nông nghiệp chuyển đổi sạch, cùng các sản phẩm sạch chứ không có tâm ý nào khác trong kinh doanh.
Tiếp theo câu chuyện Mật Ong hôm nay Gotafarm sẽ nêu lên một vài chiêu trò và tính thật giả khôn lường của mật.
Có lẽ đã qua rồi cái thời mà người ta làm mật giả bằng cách nấu đường cát với phèn chua hay mạch nha, siro. Những phương pháp làm giả này có thể nhận thấy dễ dàng bằng test trực quan như nhỏ mật lên giấy, nhỏ mật vào nước, nhúng dây thép nóng vào mật hay đổ mật lên lòng đỏ trứng gà... Công nghệ chế biến mật giả ngày một tinh vi hơn rất nhiều và lạm dụng cho ong ăn đường, biến tướng từ việc duy trì để giữ đàn ong thành một trong những cách làm mật giả tinh vi phổ biến hiện nay.
Việc làm đó bắt đầu từ chuyện người nuôi muốn giữ đàn khi mùa đông lạnh, không còn đủ hoa cho ong lấy mật, ong sẽ bỏ đàn đi hoặc sẽ chết vì đói. Thời điểm này, cho ong ăn đường là một cách để giữ và duy trì đàn ong. Nhưng biến tướng của việc cho ong ăn đường để duy trì và giữ đàn là việc ngươi nuôi ong cố tình cho ong ăn thêm đường bởi muốn đẩy sản lượng thu mật lên, nhất là thời điểm vào đầu mùa hoa và cuối mùa hoa thậm chí cả trong mùa đông.
Hình ảnh Khánh Duyên Gotafarm thực tế tại vườn ong
Việc test trực quan để xác định mật do ong ăn đường với mật thật gần như không thể thấy được sự khác biệt. Khi ong ăn đường, hệ thống tiêu hóa của ong đã phân đường mía thành hai dạng đường đơn Glucose và Fructose (hai loại chất ngọt có trong mật ong tư nhiên). Vậy nên, test kiểm định thông thường không thể tìm thấy đường mía trong mật ong. Từ đó có quy ước về chỉ số đường C3 và C4 trong mật ong để xác định tính thật giả này trong mật. Phân đường thực vật ở các nhóm cây sẽ khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của cây ra nhóm C3, C4. Thông thường ong sẽ đi hút mật từ hoa của cây thuộc nhóm C3, nhóm này ít hơn rất nhiều so với nhóm cây sản sinh đường C4 như mía, bắp. Hàm lượng đường C4 có trong mật ong được quốc tế chấp nhận là tỉ lệ nhỏ hơn 7%.
Phương pháp tỉ lệ đồng vị C13/C12 (EA-IRMS) thường dùng để phân tích hàm lượng đường C4 (trong đường mía, đường bắp). Tuy nhiên, công nghệ kiểm định càng hiện đại thì công nghệ làm giả cũng sẽ càng tinh vi hơn bởi nếu trộn đường C3 (gạo, lúa mạch, củ dền…) có tỉ lệ đồng vị C13/C12 giống với mật ong thì phương pháp này cũng không đánh giá chính xác được chất lượng sản phẩm.
Hiện nay bên phòng Lab Hoàn Vũ đã tiến hành triển khai phương pháp tỉ lệ đồng vị C13/C12 ghép nối sắc kí lỏng (LC- IRMS), cho phép giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, cũng có thể phân biệt bằng phương pháp tỉ lệ đồng vị C13/C12, N15/N14, O18/O16. Đây cũng là đơn vị mà Gotafarm tin tưởng khi gửi các mẫu test kiểm định chất lượng mật.
Như chúng tôi đã nói ở bài trước, người mua có thể nhầm, người bán cũng có thể nhầm, nhưng người nuôi ong thì không thể nhầm được. Nhiều người bất chấp vì lợi nhuận đến lương tâm còn bán được thì nói gì đến mật giả. Cho nên hành đi tìm mật thật vẫn vô cùng gian nan và Gotafarm vẫn kiên trì làm tốt nhất có thể với uy tín và khả năng của mình. Chúng tôi lựa chọn tiếp xúc thực tế với quy trình sản xuất và sàng lọc để làm việc với những con người có độ tín nhiệm cao cả về kinh nghiệm lẫn đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, để tăng tính xác thực chất lượng mật thật, chúng tôi không thu mua mật ở vòng quay đầu và vòng quay cuối, đồng thời tiến hành test mẫu kiểm định ngẫu nhiên của lô mật 2 lần trước khi hợp đồng nhập và trước khi bán ra thị trường. Chỉ tiêu đường C4 chỉ là 1 trong rất nhiều chỉ tiêu an toàn chất lượng mà Gotafarm test kiểm định cho mỗi mẫu mật.
Một số bạn nói việc test kiểm định chẳng có ý nghĩa gì khi công nghệ làm giả vẫn có thể tinh vi hơn. Nhưng chúng tôi với quan điểm rằng: “Test kiểm định có thể chưa khẳng định chắc nịch được 100% là mật ong thật. Nhưng kết quả không đạt thì chắc chắn 100% đó là mật ong giả”.
Gotafarm luôn cầu thị có thể làm tốt nhất trong khả năng của mình để đưa những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng. “Vì một nền nông nghiệp chuyển đổi sạch hãy sạch từ tâm” chính là điều chúng tôi muốn nói.
Gotafarm tổng hợp và chia sẻ.
Xem thêm