Mưa Dông Đầu Hạ Và Sự Xanh Tốt Lạ Thường Của Cây Cỏ
Tại sao mưa dông đầu hạ lại làm cho cây cối tươi tốt đến vậy? Hẳn nhiên không chỉ có mỗi nước mưa thấm vào trong đất, đẫm lên cây cỏ, mà còn có thêm điều kì diệu nào đó chứ?
Đêm qua có cơn mưa dông, sớm nay thấy cỏ cây quanh vườn xanh tươi tràn đầy sức sống. Tôi nhớ câu ca dao của người xưa:
“Lúa chiêm phấp phới đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
- Tại sao mưa dông đầu hạ lại làm cho cây cối tươi tốt đến vậy? Hẳn nhiên không chỉ có mỗi nước mưa thấm vào trong đất, đẫm lên cây cỏ, mà còn có thêm điều kì diệu nào đó chứ?
Cuối xuân, đầu hạ, thời tiết lúc này chuyển mùa, nắng khô, mưa khan. Thời điểm này đất háo nước, lúa háo phân vì gần giai đoạn thúc đòng để trổ bông nên lượng dinh dưỡng cần bổ sung nhiều cho lúa. Một trận mưa dông đầu mùa hẳn quý như nước Cam Lồ tưới tắm trần gian vì sao? Có thể giải thích bằng kiến thức hoá học như sau.
Vì mưa dông không chỉ cung cấp nước cho cây lúa mà nó còn cung cấp phân đạm cần thiết giúp cho cây lúa phát triển trong giai đoạn sinh trưởng này. Vậy, phân đạm đó từ đâu mà có?
Khi mưa dông có sấm sét tạo ra tia lửa điện pử nhiệt độ rất cao (~3000 độ C) khiến cho Nitơ trong không khí phản ứng với Oxi:
N2 + O2 → 2NO
NO lại dễ dàng tác dụng tiếp với Oxi không khí tạo thành NO2
2NO + O2 → 2NO2
NO2 kết hợp với Oxi không khí và nước mưa tạo thành Axit Nitric
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất, vì có tính Oxi hoá mạnh nên HNO3 dễ dàng phảm ứng kết hợp với nhiều khoáng chất trong đất tạo thành ion NH4+ và NO3-. Đây là muối Nitrat hay còn gọi là đạm Nitrat cung cấp dinh dưỡng trong đấy cho cây trồng.
Đó là lí do sau những cơn mưa dông đầu hạ, cây cối lại trở lên xanh tốt lạ thường. Tự nhiên luôn có những điều kì diệu sắp đặt sẵn trong đó, con người chỉ cần biết lựa theo tự nhiên mà sống thì mọi thứ đều thuận lợi.
Gotafarm tổng hợp và chia sẻ.
Xem thêm