CHIẾN TRANH NGUỒN NƯỚC

Không phải vũ khí hoá học, bom nguyên tử, bom hạt nhân… Không phải vũ khí sinh học, virus, dịch bệnh… Những vũ khí đó chỉ huỷ hoại 1 phần trái đất, 1 phần sự sống hoặc reset lại Trái Đất mà thôi. Cuộc chiến trong tương lai chính là cuộc chiến tranh giành nguồn nước.

#nongdankechuyen

Khi tốc độ đô thị hoá ngày một tăng, màu xanh của địa cầu ngày một thu hẹp, thế vào đó là sự xâm thực của bê tông, cao ốc, đường nhựa… Trái đất ngày một nóng lên do biến đổi khí hậu, băng tan ra từ 2 cực. Lúc này mối lo ngại nhất của con người và muôn loài đang dần hiện hữu một cách rõ rệt đó là “Nguồn Nước”.

Rừng bị tàn phá, nông nghiệp độc canh phân thuốc hoá học đã huỷ hoại thảm thực vật che phủ bề mặt của đất. Đô thị hoá, bê tông hoá đã bưng kín bề mặt đất không còn chỗ thấm, chỗ thở. Những cơn mưa cực đoan như trút nước xuống rồi lại rửa trôi tuột mọi thứ ra sông biển lớn, trên đường đi qua chúng tạo thành những luồn lũ quét, lũ ống tàn phá cuốn trôi mọi thứ. Vì sao? Vì khi lớp rừng mất đi, thảm thực vật che phủ bề mặt mất đi, sự đa tầng tán của cây trong tự nhiên cũng mất đi, lượng nước mưa chưa kịp ngấm xuống đất đã trôi tuột khỏi những ngọn đồi trọc, núi trơ tạo nên những luồng nước lũ lớn. Bên cạnh đó, quá trình bê tông hoá, đô thị hoá đã bưng kín bề mặt làm cho lượng nước mưa không có chỗ thấm xuống đất mà đổ dồn ra cống rãnh, đường phố gây ngập lụt. Tất cả lượng nước đó lại ồ ạt trôi ra sông biển lớn trong khi đất vẫn đang đói nước. Lượng nước ngầm trong đất ngày càng hao hụt nghiêm trọng gây nên sự khô hạn cực đoan vào mùa khô những năm gần đây.

Khi thượng nguồn không giữ được nước, những con sông, con suối ngày càng khô cạn thì loài người vẫn tích cực ngăn sông đắp đập, xây thuỷ điện chặn dòng nước. Hạ nguồn ngày càng trở nên khô hạn và thiếu nước trầm trọng. Không những thế, quá trình công nghiệp hoá, không chỉ tạo ra chất thải làm ô nhiễm nguồn nước ngầm mà còn làm ô nhiễm tầng khí quyển làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên. Theo ghi nhận của trạm nghiên cứu Concordia (phía đông Nam Cực) nhiệt độ nhảy vọt lên tới 38,5 độ C vào ngày 18/03/2023. Băng hai cực đang ngày một tan ra với tốc độ nhanh, nước biển dâng lên. Hiện tượng ngập mặn đang xâm thực ngược theo các cửa sông, vùng bãi ven biển.

Nguồn nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm nhưng dường như con người vẫn chưa chịu cảnh tỉnh, vẫn còn tích cực phá rừng, tích cực che phủ bê tông lên mọi khoảng trống của mặt đất. Có lẽ chẳng còn xa nữa, chúng ta đang tự biến Trái đất xanh tươi này thành một Sao Hoả thứ hai trong hệ mặt trời. Và tất nhiên trong 1 tương lai gần, cuộc chiến giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các nhóm người… sẽ là cuộc chiến tranh giành nguồn nước trong sự thoi thóp của sự sống đang đứng trên cao ốc bê tông, đàn đứng trên đồi trọc, rừng trơ và hứng chịu những cơn mưa cực đoan, lũ lụt, sóng thần…

Ở Việt Nam theo ghi nhận từ năm 2015 đến nay, hiện tượng khô hạn, cháy rừng ở Tây Nguyên vào mùa khô và hiện tượng khô hạn, ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang ngày một đang ngày một lan rộng không kiểm soát và trở thành nỗi lo ngại cấp thiết trong những năm gần đây.

Làm gì bây giờ ngoài việc trả cây cho đất, trả rừng cho mưa. Chúng ta vẫn còn chút ít thời gian để kịp hối cải cứu vãn màu xanh của nhân loại, của chính mình và tương lai cho các thế hệ sau.

Gotafarm tổng hợp và chia sẻ.

Ps/ Những hình ảnh khô hạn thiếu nước ở Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

Bạc Hà Khô Mua Ở Đâu?
Bạc Hà Khô Mua Ở Đâu?

547 Lượt xem

Gotafarm là đơn vị cung ứng nguyên liệu Bạc Hà Khô uy tín chất lượng, có kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình sản xuất chế biến Bạc Hà Khô cũng như các dược liệu khác.

Cách làm Mật ong lên men từ men gốc Gotafarm
Cách làm Mật ong lên men từ men gốc Gotafarm

4269 Lượt xem

Men gốc Mật ong của Gotafarm gồm 18 chủng lợi khuẩn đường ruột mạnh mẽ, có thể sử dụng trực tiếp với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, hoặc có thể sử dụng như men mồi để làm Mật ong lên men tại nhà. Sau đây Gotafarm sẽ hướng dẫn bạn cách làm Mật ong lên men tại nhà một cách đơn giản.

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 5 - Kiểm Soát Cỏ Dại Như Thế Nào?
Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 5 - Kiểm Soát Cỏ Dại Như Thế Nào?

1027 Lượt xem

Sau 4 phần về câu chuyện Cỏ Dại, Gotafarm đã nêu lên những tác hại của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đối với sức khoẻ con người, môi trường… cũng như chỉ ra những lợi ích, tác dụng của cỏ dại đem lại cho đất và cây trồng.

Gương mặt nhân sự Gotafarm - Hạnh Ưa Hành
Gương mặt nhân sự Gotafarm - Hạnh Ưa Hành

589 Lượt xem

Gotafarm, nếu như Hương Tổng Quản có thể quản lí và điều phối mọi hoạt động vận hành trơn tru, thì về chuyên môn khó ai có thể gánh cả Team Sản Xuất nhịp nhàng như Hạnh Ưa Hành.

Cung Cấp Bạc Hà Khô Số Lượng Lớn
Cung Cấp Bạc Hà Khô Số Lượng Lớn

502 Lượt xem

Được sự tín nhiệm của khách hàng, những năm qua Gotafarm luôn giữ vững là đơn vị đi đầu về chất lượng, cung ứng nguyên liệu Bạc Hà Khô cũng như các nguyên dược liệu khác.

Quy trình sản xuất của Gotafarm
Quy trình sản xuất của Gotafarm

638 Lượt xem

Gotafarm có 9 vườn thành viên đang hoạt động và cung cấp nguyên liệu tại huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Kiến Xương của Thái Bình với tổng diện tích 3hecta.

Cây bạc hà là cây gì?
Cây bạc hà là cây gì?

1553 Lượt xem

Trong thời gian qua, không ít bạn đọc đã đến Gotafarm câu hỏi cây Bạc hà là cây gì? Và không ít người nhầm cây Bạc Hà với cây rau húng lủi do nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên đây là hai loại khác nhau nhưng đều thuộc chi Bạc Hà và họ hoa môi. Cây húng có vị cay nhẹ và mùi hương dịu hơn so với cây Bạc Hà.Gotafarm sẽ giúp các bạn nhận biết và phân biệt rõ hơn giữa 2 loại cây này, cũng như ứng dụng của cây Bạc Hà trong thực tế.

Gotafarmer Challenge - Thử thách làm nông dân (Mùa 1)
Gotafarmer Challenge - Thử thách làm nông dân (Mùa 1)

1089 Lượt xem

Gotafamer Challenge - Thử thách làm nông dân là một chương trình trải nghiệm thực tế dành cho Đại lý và Khách hàng của Gotafarm, nằm trong chuỗi các hoạt động gắn kết giữa Gotafarm và cộng đồng. Chương trình đầu tiên đã diễn ra từ ngày 1/6 - 3/6/2023 và để lại rất nhiều kỷ niệm đẹp.

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 3 - Đời sống phong phú của vi sinh vật trong lòng đất
Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 3 - Đời sống phong phú của vi sinh vật trong lòng đất

541 Lượt xem

Qua 2 phần đầu của “Câu chuyện Cỏ Dại”, Gotafarm đã đưa ra những góc nhìn về nguyên nhân và tác hại của thuốc diệt cỏ, trừ sâu đối với con người, đất đai, cây trồng. Từ phần 3, Gotafarm sẽ chia sẻ với anh chị về cơ chế sinh của cây trồng, cách kiểm soát và tận dụng lợi ích của cỏ dại trong canh tác nông nghiệp.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng