TRÀ HOA CÚC CHI (KIM CÚC, CÚC TIẾN VUA) CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

Được biết đến là một loài hoa đẹp, thường được dùng trang trí sân vườn, tiểu cảnh hay chưng tết, hoa Cúc Chi còn là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng hỗ trợ, điều trị và chăm sóc sức khoẻ.

Gotafarm tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc các công dụng và cách dùng trà hoa Cúc Chi.

 

1. Đặc Điểm Của Hoa Cúc Chi

Cúc Chi có tên gọi khác là Kim Cúc, thuộc họ cúc Asteraceae, tên khoa học là Chrysanthemum indicum L. Hoa Cúc Chi có nhụy và cánh vàng nhạt đồng màu, không có sự phân tách rõ ràng giữa nhuỵ và cánh, do cánh nhỏ còn nhuỵ lớn và dầy, kích thước bông khoảng 2cm, nhưng nhuỵ có kích thước lớn khoảng 1.8cm. Khi nở sẽ đồng thời bung cả cánh và nhụy xoè đều như một khối bán cầu, cây thân bụi dạng thảo mộc. Lá cây chia thành nhiều lá chét có mép hình răng cưa, xếp xen kẽ. Hoa Cúc Chi có mùi hương thơm mát, dịu, thanh khiết. Hương thơm không tỏa ra mạnh nhưng rất đượm.

Theo sự tích của người dân Nghĩa Trai, thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên kể lại rằng hoa Cúc Chi được trồng để dâng lên vua chúa làm dược liệu nên Cúc Chi có tên gọi là cúc Tiến Vua.

Trong y học phương Đông, hoa Cúc Chi được dùng làm dược liệu an thần, bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Hoa Cúc Chi nở vào đúng mùa thu đông từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Những bông cúc chi làm trà là bông vừa mới hé nở, chưa nở bung nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị tốt nhất của hoa. Khi pha trà hoa Cúc Chi, nước trà có hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế và hương vị ấm áp, dễ chịu.

 

 

2. Tác Dụng Của Hoa Cúc Chi

  • Kháng viêm hiệu quả: Trong hoa cúc chi vàng có chứa hoạt chất bisabolol tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn giúp ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm. Những người bị viêm da có thể sử dụng tinh dầu hoa Cúc Chi làm cho vết thương nhanh lành hơn.
  • Tiêu đờm, giảm ho: Nhờ có tác dụng kháng viêm, hoa Cúc Chi có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong các bệnh cảm cúm thông thường giúp giảm ho và hỗ trợ trong bệnh viêm phế quản và viêm đường hô hấp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Trong hoa cúc chi có chứa thành phần apigenin có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, hoa Cúc Chi là sản phẩm thường được khuyên dùng đối với những người đang điều trị hoặc phòng ngừa ung thư.
  •  
  • Kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường: Một số nghiên cứu đã chỉ ra trà hoa Cúc Chi có tác dụng giúp hỗ trợ những bệnh nhân tiểu đường bằng cách kiểm soát lượng đường huyết.
  • Tăng cường sự phát triển của hệ tiêu hoá: Trà hoa Cúc Chi có tác dụng kháng viêm cao nên rất tốt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa khác như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Điều trị lo âu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Hoa Cúc Chi có chứa các chất giúp làm dịu thần kinh có thể làm bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Trà hoa Cúc Chi được khuyến cáo sử dụng cho những người mất ngủ hoặc có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, với tác dụng này còn có thể giúp bạn giải tỏa lo âu hiệu quả.

3. Một Số Bài Thuốc Sử Dụng Hoa Cúc Chi

  • Trị cảm cúm: Hoa Cúc ChiLá Dâu mỗi vị 6g; Liên Kiều, Cát Cánh, Bạc Hà, Cam Thảo mỗi vị 4g. Đem hỗn hợp rồi sắc với 600ml nước cho đến khi sôi còn khoảng 200ml. Uống mỗi ngày 3 lần.
  • Hạ sốt: Hoa Cúc Chi và Địa Liền mỗi vị 5g; Cúc Tần, Cát Căn (củ Sắn dây), Lá Tre, Kinh Giới, Bạc Hà, Tía Tô mỗi vị 20g. Đem tán nhuyễn thành bột uống mỗi lần 4-6g, 2-3 lần/ngày.
  • Chữa cảm lạnh: Hoa Cúc Chi và Địa Liền mỗi vị 5g; Bạc Hà, Tía Tô, Kinh Giới, Cát Căn mỗi vị 20g. Sắc với 300ml nước uống ngày 2 lần.
  • Điều trị suy nhược thần kinh: Với các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt và các chứng bệnh về mắt: - Bài thuốc Kỉ Cúc Địa Hoàng Hoàn: 20g Kỉ Tử, 32g Thục Địa; 12g mỗi vị Trạch Tả, hoa Cúc Chi, Phục Linh, Đan Bì; 6g mỗi vị Hoài Sơn và Sơn Thù. Đem hỗn hợp trên sấy khô, sau đó tán nhỏ rồi vo thành viên, mỗi ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 16-20 viên. Giảm trọng lượng mỗi loại bớt đi 1⁄6 nếu sắc nước uống. Bài thuốc này giúp trị chứng mắt khô, chóng mặt, hoa mắt. - Bài thuốc Cúc Hoa Trà với các nguyên liệu gồm: hoa Cúc Chi, Kinh Giới, Xuyên Khung, Bạc Hà, Phòng Phong, Hương Phụ, Cam Thảo, Khương Hoạt, Bạch Chỉ, Tế Tân với khối lượng các vị bằng nhau. Trộn đều hỗn hợp rồi tán nhỏ, mỗi lần pha với nước trà uống 4-6 gam sau bữa ăn.
  • Làm đẹp da: Dùng 2kg hoa Cúc Chi tươi nấu với nước sôi, lọc bỏ phần bã rồi tiếp tục nấu cho nước cô đặc lại sau đó trộn với mật ong để nấu thành cao. Ngày dùng 1 - 3 lần, mỗi lần 12 - 15g, uống cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu hoa cúc chi

Hoa Cúc Chi là một loại dược liệu tốt có rất nhiều công dụng. Bên cạnh đó khi sử dụng chúng ta vẫn cần lưu ý sau:

  • Nên sử dụng dược liệu hoa Cúc Chi sau bữa ăn. Có thể sử dụng trước bữa ăn khi có kết hợp với các vị thuốc khác. Không nên sử dụng riêng cúc chi khi bụng đói.
  • Những người có cơ địa dễ mẫn cảm với các loại phấn hoa, các loại hoa hoặc tinh dầu thì cẩn thận trọng khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng hoa Cúc Chi trong thời gian đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm hay chống đông máu vì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này. Trong trường hợp trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ thì không nên sử dụng hoa Cúc Chi.
  • Trong một ngày không nên dùng quá nhiều vì có thể gây ra ngộ độc. Cần tuân thủ theo chỉ định, đúng liều lượng của bác sĩ.

 

Gotafarm tổng hợp và chia sẻ.


Tin tức liên quan

Cây bạc hà là cây gì?
Cây bạc hà là cây gì?

1581 Lượt xem

Trong thời gian qua, không ít bạn đọc đã đến Gotafarm câu hỏi cây Bạc hà là cây gì? Và không ít người nhầm cây Bạc Hà với cây rau húng lủi do nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên đây là hai loại khác nhau nhưng đều thuộc chi Bạc Hà và họ hoa môi. Cây húng có vị cay nhẹ và mùi hương dịu hơn so với cây Bạc Hà.Gotafarm sẽ giúp các bạn nhận biết và phân biệt rõ hơn giữa 2 loại cây này, cũng như ứng dụng của cây Bạc Hà trong thực tế.

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 5 - Kiểm Soát Cỏ Dại Như Thế Nào?
Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 5 - Kiểm Soát Cỏ Dại Như Thế Nào?

1039 Lượt xem

Sau 4 phần về câu chuyện Cỏ Dại, Gotafarm đã nêu lên những tác hại của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đối với sức khoẻ con người, môi trường… cũng như chỉ ra những lợi ích, tác dụng của cỏ dại đem lại cho đất và cây trồng.

Cách làm Kem đánh răng Homemade
Cách làm Kem đánh răng Homemade

3334 Lượt xem

Kem đánh răng có mặt trong mỗi gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ đều sử dụng. Nhưng sự thật về Kem đánh răng công nghiệp thì không phải ai cũng biết. Gotafarm hướng dẫn bạn cách tự làm Kem đánh răng thảo mộc tại nhà với các nguyên liệu đơn giản.

Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 3 - Đời sống phong phú của vi sinh vật trong lòng đất
Câu chuyện Cỏ Dại: Phần 3 - Đời sống phong phú của vi sinh vật trong lòng đất

549 Lượt xem

Qua 2 phần đầu của “Câu chuyện Cỏ Dại”, Gotafarm đã đưa ra những góc nhìn về nguyên nhân và tác hại của thuốc diệt cỏ, trừ sâu đối với con người, đất đai, cây trồng. Từ phần 3, Gotafarm sẽ chia sẻ với anh chị về cơ chế sinh của cây trồng, cách kiểm soát và tận dụng lợi ích của cỏ dại trong canh tác nông nghiệp.

PHÂN BIỆT CÚC CỔ TRÀ, CÚC CHI (KIM CÚC), CÚC CHI RỦ
PHÂN BIỆT CÚC CỔ TRÀ, CÚC CHI (KIM CÚC), CÚC CHI RỦ

5836 Lượt xem

Theo các định nghĩa khoa học khác nhau thì trong tự nhiên họ cúc chứa khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài. Ngoài việc ứng dụng vào trang trí cảnh quan thì một số loài hoa cúc còn được dùng để làm thuốc, làm trà vì có hương thơm và dược tính cao, tốt cho sức khoẻ con người.

Trong các loài cúc làm trà, người ta thường nhầm lẫn giữa Cúc Cổ Trà, Cúc Chi (Kim Cúc), Cúc Chi Rủ. Rất khó để phân biệt nếu không đặt cạnh chúng cạnh nhau.

HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÚC CỔ TRÀ
HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÚC CỔ TRÀ

6542 Lượt xem

Cúc Cổ Trà hay còn gọi là Cúc Cổ Chùa, là một giống hoa cúc quý của Việt Nam, có dược tính cao. Cúc Cổ Trà thường được trồng để làm trà, làm thuốc và hoa dâng Phật.

Mưa Dông Đầu Hạ Và Sự Xanh Tốt Lạ Thường Của Cây Cỏ
Mưa Dông Đầu Hạ Và Sự Xanh Tốt Lạ Thường Của Cây Cỏ

1289 Lượt xem

Tại sao mưa dông đầu hạ lại làm cho cây cối tươi tốt đến vậy? Hẳn nhiên không chỉ có mỗi nước mưa thấm vào trong đất, đẫm lên cây cỏ, mà còn có thêm điều kì diệu nào đó chứ?

Cung Cấp Bạc Hà Khô Số Lượng Lớn
Cung Cấp Bạc Hà Khô Số Lượng Lớn

508 Lượt xem

Được sự tín nhiệm của khách hàng, những năm qua Gotafarm luôn giữ vững là đơn vị đi đầu về chất lượng, cung ứng nguyên liệu Bạc Hà Khô cũng như các nguyên dược liệu khác.

Bạc Hà Khô SW88 Chất Lượng Cao
Bạc Hà Khô SW88 Chất Lượng Cao

614 Lượt xem

Gotafarm lựa chọn phát triển giống Bạc Hà SW88 vì có những ưu điểm vượt trội như mùi hương thanh mát, vị the cay và đặc biệt có hàm lượng tinh dầu từ 0,8 - 1%.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng